THỐNG KÊ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ, QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

 Theo dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán, lúc này (10-08-2022) thị trường Việt nam có:

  • 105 công ty chứng khoán trong đó 88 công ty ở trạng thái "hoạt động"; 72 công ty được cung cấp dịch vụ chứng khoán trực tuyến
  • 49 công ty quản lý quỹ trong đó 44 công ty ở trạng thái "hoạt động"
  • 74 quỹ đầu tư chứng khoán trong đó 61 ở trạng thái "đang hoạt động"
Danh sách chi tiết TẢI VỀ

HƯỚNG CẢI CÁCH NÀO CHO THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN?

Đứng ở góc độ ngân sách nhà nước, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một nguồn thu quan trọng của nhiều quốc gia. Theo sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội thì chính sách thuế này cũng thay đổi để hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và cân đối ngân sách của chính phủ. Cũng như nhiều nền kinh tế đang phát triển hay có thu nhập thấp khác, Việt Nam cũng đang đối mặt với yêu cầu khách quan là phải cải cách sớm và nhanh chính sách thuế TNCN. Và kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy việc cải cách phải cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau.

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG NỬA CUỐI NĂM 2022

Theo báo cáo mới đây của bộ phận nghiên cứu VCBS thì những yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu các ngân hàng:
  • Nhu cầu tín dụng tiếp tục duy trì, ước tính cả năm là 14-16%, gói hỗ trợ lãi suất 2% với dư nợ 2 triệu tỷ đồng có vai trò đáng kể.
  • NIM (Net Interest Margin) sẽ trông chờ vào bán lẻ và tài chính tiêu dùng
  • CASA (Current Account Savings Account) tăng chậm lại
  • Thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng tốt.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, dự báo chỉ khoảng 2,9-3% trong năm 2022 thì quý IV/2022 và 2023 sẽ khó cho Việt nam mình.

Hoặc là phân tán nỗi đau bớt cho 2022 (tăng trưởng chậm lại), hoặc chuyển sang 2023.

Kinh tế dù thế nào, thì bank VN cũng chỉ có 2 cửa: lời ít hay lời nhiều.

Suy thoái hay khủng hoảng, với nhiều bankers (là chủ nhà băng, không phải nhân viên) đó là cơ hội 1102.

Gửi các bạn báo cáo của VCBS, nguồn từ Wichart


và so sánh của VCB với các peers khác, nguồn Eikon

MUA SẮM CỦA BỆNH VIỆN CÔNG: CÂU CHUYỆN TỪ NƯỚC PHÁP

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế ở nhiều bệnh viện công đang diễn ra theo thông tin chính thức từ Bộ Y Tế là do nhiều nguyên nhân khác nhau , nhưng tựu chung lại thì gốc rễ vẫn là ở quy trình và các quy định hướng dẫn thực hiện, giám sát. Ở những nước phát triển và có chỉ số tham nhũng thấp thì việc quản lý mua sắm của các bệnh viện công cũng không hề đơn giản chút nào. Câu chuyện từ nước Pháp sau đây có thể là một tham khảo cho Việt Nam.


Chương trình PHARE của Bộ Y Tế Pháp

Chi phí mua sắm là khoản chi lớn thứ hai của hệ thống y tế Pháp sau tiền lương cho đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế. Với chi phí mua sắm trung bình khoảng 25 tỷ Euros/năm, 60% trong số này là các mua sắm liên quan đến y tế như thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Trong bối cảnh ngân sách dành cho y tế cũng hạn hẹp thì việc mua sắm có hiệu quả là rất cần thiết và quan trọng để có thể cải thiện nguồn chi lương.

NẾU SUY THOÁI KINH TẾ XẢY RA ?

Sau dự báo cập nhật của một số tổ chức kinh tế có ảnh hưởng lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) thì nỗi lo về một cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới ngày càng rộng lớn. Những dấu hiệu nào sẽ là cảnh báo và chúng ta cần chuẩn bị gì?

Những cơ sở của nỗi lo suy thoái

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã làm tan biến hy vọng kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19: giá nhiều loại hàng hóa (commodities) tăng mạnh, đặc biệt là năng lượng, đã thổi bùng lạm phát ở hầu hết các nền kinh tế. Nhiều ngân hàng trung ương đã và sẽ sớm tăng lãi suất với hy vọng hạ nhiệt lạm phát như Mỹ, châu Âu, Anh, Thụy Sỹ, Úc, Canada, New Zealand, và nhiều nước đang phát triển khác.

Riêng với Mỹ, lần gần đây nhất là ngày 15-6 đã tăng lãi suất lên 0,75%, và mức lãi suất đến cuối năm 2022 được nhiều dự đoán từ 18 thành viên của Fed là 3,4%. Lãi suất tăng không chỉ lớn về số tuyệt đối mà còn lớn về tỷ lệ khi nền xuất phát của lãi suất ở mức thấp. Ví dụ như lãi suất EFFR (effective federal funds rate) từ 0,83% tăng lên 1,58% thì tỷ lệ tăng lên đến 90%.

Có lẽ thấy được rằng lạm phát sẽ tăng mạnh, và chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa thể phục hồi khi Trung Quốc vẫn kiên định với mục tiêu kiểm soát chặt Covid nên các cập nhật dự báo kinh tế thế giới đều cho rằng GDP của thế giới năm nay sẽ giảm còn ở mức 2,9-3% thay vì khoảng 4% như dự báo lúc đầu năm.

Nhưng suy thoái kinh tế không chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng của GDP bị giảm mà còn nhiều yếu tố khác như các chỉ số sản xuất, hàng tồn kho, biên lợi nhuận của doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp, tín dụng, thu nhập nội địa (GDI), chỉ số tin tưởng của người tiêu dùng (consumer confidence), và nhận định của các nhà quản lý, các nhà kinh tế.

Theo một khảo sát vừa mới công bố của tờ báo Wall Street với một nhóm 53 nhà kinh tế thì kết quả cho thấy xác suất xảy ra suy thoái trong vòng 12 tháng lên đến 44%, trong khi con số này ở tháng 4 và tháng 1 lần lượt là 28% và 18%. Trước đây vào tháng 12/2007 tức là khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu, thì xác suất xảy ra được dự đoán là 38%.

Dự báo tăng trưởng GDP của một số nền kinh tế

 

 

2021e

2022f

2023f

WB

Thế giới

5,7

2,9

3,0

Mỹ

5,7

2,5

2,4

Euro zone

5,4

2,5

1,9

Nhật Bản

1,7

1,7

1,3

Trung Quốc

8,1

4,3

5,2

OECD

Thế giới

5,8

3,0

2,8

Mỹ

5,7

2,5

1,2

Euro zone

5,3

2,6

1,6

Nhật Bản

1,7

1,7

1,8

Trung Quốc

8,1

4,4

4,9

   Nguồn: WB và OECD, báo cáo tháng 6/2022

Thích Ứng với Lạm Phát

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu vừa mới được công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy viễn cảnh khá u ám với tăng trưởng chậm lại và sức ép lớn của lạm phát. Những tháng vừa qua, nhiều nền kinh tế đã trải qua mức lạm phát kỷ lục, lặp lại lịch sử sau hàng chục năm. Ảnh hưởng của lạm phát đến đời sống của tầng lớp có thu nhập thấp và vừa là lớn nhất, dù ở nước giàu hay nghèo.

Choáng với giá cả đi lên thang máy

Mặc dù số liệu thống kê chính thức của chính phủ Pháp cho thấy lạm phát tháng 5/2022 là 5,2%, tháng 4/2022 là 4,8%, và tháng 3/2022 là 4,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá của nhiều mặt hàng đã tăng đến mức gây rát túi tiền của người dân. Trong số này, phải kể đến nhóm xăng dầu, thực phẩm, và những mặt hàng có liên quan đến nhập khẩu từ châu Á.

Cuộc Đua Lãi Suất Giữa Các Ngân Hàng … Trung Ương

Dưới sức ép của lạm phát, nhiều Ngân Hàng Trung Ương trên thế giới đã phải tăng lãi suất và dường như thị trường đang chứng kiến một cuộc đua. Hiệu quả chống lạm phát của việc tăng lãi suất vẫn còn chưa rõ ràng nhưng đằng sau việc tăng lãi suất của một số nền kinh tế lớn là những thay đổi về tỷ giá, dòng vốn, và thương mại quốc tế.

Cuộc đua lãi suất

Quốc Gia

Ngày

Mức tăng (bps)

Thụy Sỹ

16/6

50

Anh

16/6

25

Mỹ

15/6

75

Úc

7/6

50

Canada

1/6

50

New Zealand

25/5

50

Nguồn: Reuters