Hiển thị các bài đăng có nhãn tpl. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tpl. Hiển thị tất cả bài đăng
1 Cung đường, 2 Địa điểm, 3 Tại chỗ … và Khổ Đủ Đường
Với tình hình dịch Covid-19 lây nhanh, một số nơi đã thực hiện chính sách “1 cung đường, 2 địa điểm” và/hay chính sách “3 tại chỗ”. Dĩ nhiên việc phòng chống dịch là ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp cũng phải gồng mình để vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh vì không còn lựa chọn nào khác. Nhưng chính sách đưa ra có tính đến những thiệt hại của doanh nghiệp và người dân, rồi các giải pháp khắc phục ?
Cơ Cấu Lại DNNN: Bỏ Lượng Lấy Chất
Mặc dù các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giữ một vai trò quan trọng như ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác, việc cơ cấu lại các doanh nghiệp này để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, và chính trị là một trong những ưu tiên quan trọng của Chính phủ. Mới đây, Quyết định 22/2021/QĐ-TTg thay thế cho Quyết định 58/2016/QĐ-TTg cho thấy hy vọng tiến độ được đẩy nhanh với việc chỉ ban hành tiêu chí phân loại và chú trọng đến sự phân cấp phân quyền. Nếu lấy mốc 2025 để cơ bản đảm bảo hoàn tất việc cơ cấu lại khối DNNN thì cần quyết liệt thực hiện bỏ lượng lấy chất sớm nhất có thể.
Ngọt và Chua Bất Động Sản Logistics
Những thay đổi về cấu trúc dân số, công nghệ, và đô thị hóa đang và sẽ làm thay đổi rất nhiều cách mà chúng ta sống, làm việc, và mua sắm. Thương mại điện tử ngày càng trở thành một cấu phần quan trọng của các nền kinh tế, và hoạt động này sẽ không thể thiếu các dịch vụ hậu cần kho bãi (logistics). Nhu cầu bất động sản logistics vì vậy tăng cao và nhanh ở các đô thị lớn khắp nơi trên thế giới. Nhưng điều gì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh trong đầu tư bất động sản logistics?
Bao giờ có thể sống chung với Covid-19 ?
Kể từ 0h00 ngày 09-07-2021, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16. Đây là một quyết định khó khăn nhưng rất cần thiết của chính quyền thành phố để đảm bảo sức khỏe cho người dân, cũng như bảo vệ hệ thống y tế. Nhưng không rõ các giải pháp tiếp theo sẽ như thế nào để giúp người dân và doanh nghiệp ? Nhớ lại lúc Ấn độ thực hiện giãn cách, truyền thông quốc tế đưa tin nhiều người dân ở đây quan trọng việc làm, cái ăn hàng ngày hơn là nguy cơ bị nhiễm bệnh. Giãn cách là giải pháp tình thế. Một số quốc gia đã có kế hoạch sống chung với Covid-19, Việt Nam thì bao giờ ?
Thấy Người Nghèo Thêm Qua Thuế
Thông tin từ Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thuế cho biết thu ngân sách từ các loại thuế chính đều đạt và vượt tiến đọ so với dự toán, tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong số này, ấn tượng nhất là thuế thu nhập cá nhân (TNCN), ước đạt 73 ngàn tỷ đồng tương đương với 67,7% dự toán, hơn cùng kỳ năm ngoái gần 13%. Trong giai đoạn bình thường, đây dĩ nhiên là tin vui vì thu nhập của một bộ phận dân chúng tăng. Nhưng cũng trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn còn đương đầu với bao nhiêu khó khăn do dịch Covid-19, rồi thêm diễn biến của dịch phức tạp hơn thời gian gần đây. Kết quả đẹp của thu thuế TNCN vô tình cho thấy khoảng cách giàu nghèo dường như ngày càng rộng hơn.
Kiểu Gì Chứng Khoán Cũng Tăng Là Sao ?
Có một điều lạ lùng trong hơn một năm qua là mặc cho nền kinh tế nhiều bất an, chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ cứ thế mà leo thang liên tục lập đỉnh mới. Chuyện ở Mỹ có thể giải thích được là do tiền rẻ, tiền được bơm vào nền kinh tế dồi dào qua các gói hỗ trợ của chính phủ. Thêm vào đó, vì giãn cách xã hội nên một bộ phận dân chúng đã tìm đến thị trường chứng khoán. Ở phía bên kia bán cầu, chỉ số VNIndex cũng đua không kém, nếu cùng so từ cuối tháng 3/2020 đến nay thì chứng khoán Việt Nam còn tăng mạnh hơn chứng khoán Mỹ.
Tài chính Cá nhân: Tùy Người, Tùy Thời ?
Nhu cầu học hỏi, thực hành tài chính cá nhân ngày càng phổ biến và lan rộng trên thế giới, ngay cả ở các nước đã phát triển hiện nay. Những kiến thức, nguyên tắc cơ bản như lập kế hoạch tài chính, tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư là phổ quát nhưng áp dụng vào từng trường hợp thì mỗi cây mỗi hoa. Không những vậy, môi trường kinh tế xã hội ở mỗi nơi cũng khác nhau nên có những lời khuyên đúng với người này nhưng lại không hợp với người kia; lúc trước thì đúng còn bây giờ thì .. à mà thôi. Vậy cụ thể những sự khác nhau là gì ?
Tóm tắt buổi giao lưu với Chàng Ngốc Già ngày 03/07/2021
Lời cảm ơn/Acknowledgement: xin được cảm ơn bạn Nhung Nguyen đã ghi lại/recap buổi giao lưu này. cảm ơn các bạn đã tham gia, và đặt câu hỏi.
Hỗ trợ doanh nghiệp sao cho thiết thực ?
Tình hình Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến cho nhiều doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nặng. Chính phủ đang cân nhắc gói hỗ trợ lần II và Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng vừa mới có một số đề xuất trong một báo cáo mới đây về tình hình doanh nghiệp 05 tháng đầu năm 2021. Tuy vậy, có một giải pháp rất thiết thực được thực hiện ở một số nước khi phải thực hiện giãn cách xã hội mà chưa thấy các cơ quan hoạch định chính sách thảo luận đến: đó là chính sách thất nghiệp một phần (partial unemployment)
Hóng Cổ Phiếu
Với nhiều người đầu tư cổ phiếu, đơn giản nhất là mua một ETF (Exchange-Traded Fund) có độ bao phủ một chỉ số chứng khoán, một ngành nghề, hay một nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn nhất định (big-mid-small) nào đó với mức phí thấp. Rồi cũng có những người chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội mua bán để kiếm lời. Để làm được như vậy, họ phải dành ra nhiều thời gian và công sức cho việc sàng lọc, tính toán các tiêu chí. Và trên thị trường, cũng có những người mua bán theo “phím hàng” từ người khác. Có điều, cách vận dụng khác nhau dẫn đến kết quả rất khác xa nhau.
credit: Vietcetera
Bài báo Kinh tế thời Công nghệ
Một thực tế phải thừa nhận là báo trực tuyến (online) ngày càng áp đảo báo giấy. Không giống như sách giấy vẫn còn một số lợi thế nhất định khi so với sách điện tử (ebook), độc giả bây giờ ngày càng chuộng các thông tin, các phân tích bình luận nhanh và gọn từ báo trực tuyến, trong đó bao gồm cả báo điện tử (e-newspaper/magazine). Và công nghệ đã tiếp sức cũng như tạo ra nhiều thách thức cho những người làm báo trực tuyến.
Giải cứu Vietnam Airlines nhìn từ Thai Airways
Trong bối cảnh khó khăn chung của ngành hàng không toàn cầu, Vietnam Airlines (HVN.HM) cũng không là ngoại lệ. Với các khoản lỗ kũy kế và nợ quá hạn, hãng hàng không quốc gia Việt Nam đang ở bên bờ vực phá sản. Gói giải pháp hỗ trợ 12.000 tỷ đồng vừa mới được gỡ nút thắt ở 4.000 tỷ, và đang có những chuẩn bị rốt ráo để ráng tăng thêm được vốn điều lệ 8.000 tỷ qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, khi nhìn sang trường hợp của Thai Airways (THAI.BK) vừa mới được tòa án nước này đồng ý tái cho tái cấu trúc nợ thì mới thấy bệnh tình của HVN.HM còn đỡ hơn rất nhiều. Và giải pháp cốt lõi cho cho Vietnam Airlines lúc này không phải là chỉ bơm vốn.
Hỗ trợ Covid-19: tiền có thiếu hay không ?
Với tình hình Covid-19 lây lan phức tạp gần đây, một số địa phương ở Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã hội. Hệ lụy có thể thấy là hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, người lao động và doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trước mắt, có thể cả về lâu dài. Đợt hỗ trợ lần I không đạt hiệu quả như kế hoạch và lúc này Chính phủ đang chuẩn bị cho đợt hỗ trợ lần II. Mục tiêu kép vừa bảo vệ sức khỏe người dân, vừa phát triển kinh tế trong tình hình này là không thể. Cách làm khả dĩ nhất là cố gắng giữ để hệ thống y tế không bị vỡ trận, và hỗ trợ trực tiếp người dân và doanh nghiệp để họ dưỡng sức. Nếu vậy, câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu tiền, tiền từ đâu, và hỗ trợ như thế nào ?
Dữ Nhiều Lành Ít FOMO
Từ lóng FOMO (Fear Of Missing Out) gần đây được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Là bởi vì khi khủng hoảng Covid-19 xảy ra, thị trường chứng khoán lao dốc chạm đáy vào tuần cuối tháng 3/2020. Nhưng rồi sau đó thị trường bỏ mặc nền kinh tế, cứ thẳng tiến, hết lập đỉnh này đến đỉnh khác. Mà không chỉ chứng khoán, các lớp tài sản khác như tiền mã hóa, một số phân khúc bất động sản cũng tăng mạnh. Nhiều người thấy người khác xung quanh kiếm tiền nhanh quá, dễ quá thì tự nhiên xuất hiện tâm lý bồn chồn, sợ mình bị bỏ lỡ cơ hội. Phần lớn những người này sẽ nhúng thử một chân, có người may mắn nhưng cũng có người bị sập ổ voi. Nhưng trong phần lớn các trường hợp là dữ nhiều lành ít vì thiếu kinh nghiệm: sự tham lam và không biết quản trị rủi ro.
Đi Cho Biết Đó Biết Đây Kiểu Gì ?
Internet đã khiến cho chúng ta cảm thấy thế giới này ngày càng nhỏ bé hơn. Ngồi ở trong một ngôi nhà nhỏ ở miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung, cao nguyên Ban Mê, hay cạnh con rạch ở đồng bằng Sông Cửu Long, một bạn trẻ vẫn có thể làm việc, trao đổi với đồng nghiệp, đối tác từ khắp các châu lục. Muốn biết cuộc sống, phong cảnh ở một nào đó, chỉ cần vài cú nhấp chuột là có thể có được những hình ảnh, videos. Nhưng kiến thức không không thể nào bằng trải nghiệm, và trải nghiệm mới là thứ giúp chúng ta học nhanh và nhiều nhất.
Bất ổn chuyện rút Bảo Hiểm Xã Hội một lần
Trong lộ trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây đã có tờ trình gửi Chính phủ, và trong đó có một nội dung thu hút nhiều sự quan tâm, nếu không nói là bất bình của nhiều người lao động: người lao động có thể bị giảm đến 50% quyền lợi nếu rút bảo hiểm xã hội một lần.
Chuyện Mò :)
Nói luôn là "mày mò" để khác bạn khỏi phải nghĩ bậy nha :). và đây là mày mò học và làm, theo kiểu DIY.
FOMO Crypto theo cách thế hệ Z.
Một năm trở lại đây, cryptocurrencies (tiền mã hóa) làm dậy sóng thị trường đầu tư khắp thế giới. Trong lịch sử, chưa có lớp tài sản nào mà tỷ suất sinh lời trong trong vòng một năm bay lên như hỏa tiễn. Theo bạn tỷ suất sinh lời của một crypto cao kỷ lục của năm qua là bao nhiêu ? Nếu nổi tiếng như Dogecoin gây choáng với 15.709% (mười lăm ngàn bảy trăm) thì không biết Elrond với 47.601.639% thì sẽ đến mức độ nào !
Chính vì vậy mà rất nhiều người bị rơi vào tâm lý FOMO. Thế hệ Z cũng nên FOMO, nhưng không phải là đầu cơ vào vào crypto, mà hãy đầu tư vào công nghệ blockchain.
Chính vì vậy mà rất nhiều người bị rơi vào tâm lý FOMO. Thế hệ Z cũng nên FOMO, nhưng không phải là đầu cơ vào vào crypto, mà hãy đầu tư vào công nghệ blockchain.
Ưu Ái Ngân Hàng Cá Biệt ?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 01/2018/TT-NHNN về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Một điểm mới quan trọng của Thông tư dự kiến là quy định tài sản đảm bảo bằng giấy tờ có giá. Tuy nhiên các khoản cho vay đặc biệt sẽ như muối bỏ biển nếu các khoản nợ xấu ở các tổ chức tín dụng này vẫn không thể xử lý. Đây đang là vấn đề đau đầu của NHNN và Chính phủ. Không giải cứu thì không được, mà cứ cứu thì sẽ trở thành tiền lệ xấu, và cuối cùng là ngân sách và là tiền thuế của người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu.
Thấy Gì Từ Khảo Sát Mức Sống 2020 ?
Tổng cục Thống kê mới đây công bố kết quả sơ lược khảo sát mức sống (KSMS) năm 2020, nhằm đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo của dân cư theo hướng tiếp cận đa chiều. Những kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của Chính phủ trong thời gian tới. Mặc dù các con số là mang tính chất đại diện, được tính trung bình, nhưng đã phác họa phần nào bức tranh về cuộc sống của các hộ gia đình Việt Nam trong thu nhập và chi tiêu hiện nay. Mà đối với các doanh nghiệp, đây cũng là những thông tin không thể không để ý đến.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)