Hiển thị các bài đăng có nhãn nganhang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nganhang. Hiển thị tất cả bài đăng

Ổn Định Bộ Khung, Ổn Định Hệ Thống

Ngày 15-10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng SCB để xử lý khủng hoảng ở ngân hàng này. Nhưng hơn hết, đây là giải pháp kịp thời để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống cũng như quyền lợi của người dân và doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng.

Nhìn sự an toàn, ổn định như nhìn rừng chứ không phải cây

Ngân hàng là một ngành hết sức đặc thù và quan trọng trong nền kinh tế thông qua vai trò trung gian của mình. Nhưng cũng vì vậy mà nó rất nhạy cảm với các tin đồn và đối mặt với rủi ro người gửi tiền rút tiền đồng loạt (bank-run). Trong trường hợp bank-run xảy ra ở một ngân hàng, nó không chỉ gây nguy hiểm cho chính ngân hàng đó mà còn lây nhiễm qua những ngân hàng khác và cả hệ thống. Là bởi vì giữa các ngân hàng thường có mối quan hệ kinh doanh với nhau, và tâm lý lo sợ hoảng loạn của người gửi tiền thậm chí có thể khiến họ rút tiền từ những ngân hàng không có vấn đề gì.

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG NỬA CUỐI NĂM 2022

Theo báo cáo mới đây của bộ phận nghiên cứu VCBS thì những yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu các ngân hàng:
  • Nhu cầu tín dụng tiếp tục duy trì, ước tính cả năm là 14-16%, gói hỗ trợ lãi suất 2% với dư nợ 2 triệu tỷ đồng có vai trò đáng kể.
  • NIM (Net Interest Margin) sẽ trông chờ vào bán lẻ và tài chính tiêu dùng
  • CASA (Current Account Savings Account) tăng chậm lại
  • Thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng tốt.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, dự báo chỉ khoảng 2,9-3% trong năm 2022 thì quý IV/2022 và 2023 sẽ khó cho Việt nam mình.

Hoặc là phân tán nỗi đau bớt cho 2022 (tăng trưởng chậm lại), hoặc chuyển sang 2023.

Kinh tế dù thế nào, thì bank VN cũng chỉ có 2 cửa: lời ít hay lời nhiều.

Suy thoái hay khủng hoảng, với nhiều bankers (là chủ nhà băng, không phải nhân viên) đó là cơ hội 1102.

Gửi các bạn báo cáo của VCBS, nguồn từ Wichart


và so sánh của VCB với các peers khác, nguồn Eikon

NỢ XẤU: ĐÚNG BỆNH THÌ MỚI ĐÚNG THUỐC

Trong buổi họp báo “Triển Khai Nhiệm Vụ Ngành Ngân Hàng Năm 2022” của Ngân hàng Nhà nước vừa qua, thông tin về tổng tỷ lệ nợ xấu lên đến 8,2% đã thu hút nhiều sự chú ý, làm mờ nhạt con số 12,68% ở tăng trưởng tín dụng. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, vấn đề nợ xấu được hầu hết các nền kinh tế đặc biệt quan tâm khi Covid-19 bùng phát và có những diễn biến xấu. Đến lúc này, việc xử lý nợ xấu của EU được đánh giá khá thành công. Nhưng những bài học của EU có thể áp dụng cho Việt Nam ?

Lướt qua bức tranh nợ xấu của Việt Nam

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH KHI SO SÁNH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

 Mến gửi các bạn dữ liệu ngày 24/10/2021.

các bạn nào quan tâm đến định giá, so sánh ngành ngân hàng thì xem trong template, Eikon họ sử dụng những biến nào. Chàng-Ngốc-Già export template gốc của Eikon.

cheers 👍

TẢI FILES 

Ưu Ái Ngân Hàng Cá Biệt ?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 01/2018/TT-NHNN về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Một điểm mới quan trọng của Thông tư dự kiến là quy định tài sản đảm bảo bằng giấy tờ có giá. Tuy nhiên các khoản cho vay đặc biệt sẽ như muối bỏ biển nếu các khoản nợ xấu ở các tổ chức tín dụng này vẫn không thể xử lý. Đây đang là vấn đề đau đầu của NHNN và Chính phủ. Không giải cứu thì không được, mà cứ cứu thì sẽ trở thành tiền lệ xấu, và cuối cùng là ngân sách và là tiền thuế của người dân và doanh nghiệp phải gánh chịu.

Chàng-Ngốc-Già

Ngân Hàng Tây "Bó Tay" Mảng Bán Lẻ.

Năm 1994, khi lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam của Hoa Kỳ được dỡ bỏ thì Citigroup cũng được cấp phép thành lập chi nhánh tại Hà nội, và ở Tp.HCM 4 năm sau đó. Tuy nhiên mới đây, Citigroup nối gót ANZ quyết định rút mảng khách hàng cá nhân khỏi Việt Nam. Trong khi các ngân hàng phương Tây rút khỏi mảng bán lẻ, hay bán lại cổ phần như BNP Paribas, Standard Chartered, Commonwealth, thì các ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan , Singapore ngày càng muốn hiện diện nhiều hơn ở thị trường gần 100 triệu dân này. Vì sao có chuyện người thì muốn vào kẻ thì muốn ra ở mảng ngân hàng bán lẻ ?

Vì Sao Các Ngân Hàng Trung Ương Lớn Quan Tâm Đến Biến Đổi Khí Hậu ?

Các Ngân hàng Trung ương (NHTW) lớn như Fed, BoE, BoJ, ECB gần đây xem biến đổi khí hậu (BĐKH) là một rủi ro đáng kể, ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Chính vì vậy, các định chế này đã thành lập các đơn vị chuyên trách để nghiên cứu, theo dõi vấn đề này. Trong thời gian tới, các chính sách từ các NHTW này chắc chắn sẽ tác động đến hệ thống ngân hàng, và từ đó là thị trường tài chính. Nhưng vì sao BĐKH lại ảnh hưởng đến ngân hàng ?

Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) trong tháng Tư vừa qua đã có 2 báo cáo nhằm giải thích các nguyên nhân và kênh truyền dẫn rủi ro BĐKH đến hệ thống ngân hàng, cũng như những thách thức trong việc lượng hóa rủi ro mới mẻ này đối với ngành tài chính.
Chàng-Ngốc-Già 

Vi Diệu Dự Phòng Ngân Hàng

Mới đây, thông tin một ngân hàng hiện có khoảng 30 ngàn tỷ đồng “lợi nhuận treo” mà phần lớn từ quỹ dự phòng rủi ro chắc khiến không ít người giật mình. Trong năm tài chính 2020, nhiều ngân hàng có lợi nhuận tăng, thậm chí có ngân hàng đạt mức +45% trong bối cảnh kinh tế khó khăn do Covid-19. Có điều, khi nhìn vào các con số trong báo cáo tài chính đặc biệt là các khoản mục như dự phòng rủi ro cho vay, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận sau thuế thì mới thấy sự vi diệu của dự phòng. Đằng sau các con số, là các câu chuyện có lẽ chỉ một số ít người biết được. 

Cổ phiếu Ngân hàng đắt hay rẻ lúc này ?

Mấy tuần qua, một số cổ phiếu ngân hàng đã tăng nóng, có cổ phiếu trong vòng 4 tuần đã tăng 45%, nhiều cổ phiếu tăng ở mức 10-20%. Điều này có phải là do nhiều ngân hàng thương mại cổ phần công bố mức lợi nhuận trước thuế tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, hay nhiều ngân hàng đang được cho là định giá thấp, và ngành ngân hàng có nhiều triển vọng trong trung-dài hạn?

Ma Trận Dịch Vụ Tài Chính

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính cá nhân ở Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những năm sắp tới cùng với sự hỗ trợ của Internet và công nghệ. Nhưng các dịch vụ tài chính ngân hàng là không đơn giản với rất nhiều người...

Sự phát triển của một nền kinh tế kéo theo sự phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng đã được minh chứng qua cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Việc người dân có những kiến thức cơ bản về tài chính không chỉ giúp họ biết tự bảo vệ và cải thiện tình hình tài chính của mình, mà còn giúp cho thị trường tài chính phát triển lành mạnh.

Ngân hàng ép mua thừa bảo hiểm khi vay vốn?

Việc các ngân hàng bán chéo các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) là rất phổ biến trên thị trường dịch vụ tài chính. Tuy vậy, có không ít ngân hàng lợi dụng vị thế của mình để chèn ép bên đi vay, phổ biến nhất là khách hàng cá nhân, phải mua bảo hiểm một cách miễn cưỡng.

Sa bẫy tín dụng đen : cùng đường hay không biết đường ?

Người nghèo, ở đâu cũng vậy, thường ở trong tình trạng bấp bênh về tài chính. Khi bị rơi vào hoàn cảnh cấp bách, phải đi vay nóng thì có lẽ họ đã hết đường lựa chọn. Vậy, có cách nào để tránh sự lựa chọn không mong muốn này ?