Hiển thị các bài đăng có nhãn eco. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn eco. Hiển thị tất cả bài đăng

LIỆU MÌNH CÓ THEO KỊP?

Bài viết đã đăng ở Báo Xuân Nhâm Dần 2022 - Thời Báo Kinh Tế Sài gòn

*****

Cũng như nhiều người, hiện nay tôi để phần lớn tài liệu, dữ liệu trên các tài khoản lưu trữ trực tuyến. Tuy vậy, có một số việc phải làm trực tiếp từ ổ đĩa cứng. Vậy mà ổ đĩa cứng bị đầy nhanh hơn tôi nghĩ, nên phải tìm mua thêm ổ đĩa cứng gắn ngoài. Khi nhận được ổ đĩa mới, dù đã đọc miêu tả sản phẩm nhưng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay một thiết bị lữu trữ có dung lượng 2TB, mà kích thước như một cái thẻ ngân hàng. Nếu cách đây 10 năm thì khó ai có thể hình dung mình có thể cầm trong tay một thiết bị với mức giá như bây giờ.

Công nghệ đã có những bước phát triển rất nhanh trong thời gian vừa qua, và với một vận tốc ngày càng tăng. Theo một báo cáo của tổ hợp tư vấn McKinsey, trong vòng 10 năm tới những bước tiến trong công nghệ sẽ bằng những gì mà 100 năm vừa qua đã làm được. Và cũng theo báo cáo này, có 10 xu hướng công nghệ quan trọng là nền tảng cho sự chuyển đổi này.

Cụ thể, đó là những công nghệ trong tự động hóa quy trình và thực tế ảo (process automation and virtualization), công nghệ trong kết nối (connectivity), hạ tầng IT dựa trên nền tảng điện toán đám mây (cloud platforms), máy tính lượng tử (quantum computing), trí tuệ nhân tạo (AI), lập trình phần mềm thế hệ mới (Software 2.0), công nghệ sổ cái phân tán (DLT/blockchain), công nghệ sinh học, vật liệu mới, và công nghệ sạch (clean tech).

KINH TẾ THẾ GIỚI PHỤC HỒI TRONG ÂU LO

Một báo cáo quan trọng của Ngân hàng Thế giới (WB) về triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố[1] cho thấy tăng trưởng sẽ chậm lại kéo dài đến 2023, và đáng quan ngại hơn là rủi ro “hạ cánh cứng” của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (EMDE). Sự bất định gia tăng xuất phát từ nỗi lo về biến thể của COVID-19, lạm phát, nợ, và sự bất bình đẳng. Thêm vào đó, sự khác biệt trong các chính sách của Mỹ và Trung Quốc cũng có thể làm cho quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu gập ghềnh hơn.

Hạ mục tiêu tăng trưởng

Theo dự báo đã được công bố vào tháng 6/2021, GDP thế giới ước tính tăng trưởng 5,5% trong năm 2021, và giảm dần xuống 4,1% trong năm 2022 và 3,2% trong năm 2023. Tuy nhiên, với tình hình lây lan của biến thể Omicron và lạm phát ở nhiều nền kinh tế thì tăng trưởng GDP năm 2021 và 2022 bị điều chỉnh giảm 0,2%, tức chỉ còn 5,3% trong năm 2021 và 3,9% trong năm 2022.

XE Ô-TÔ ĐIỆN CHO AI?

Xe ô-tô điện (EVs) trở thành sản phẩm thương mại đầu tiên ở Mỹ vào cuối năm 2010 và chỉ sau hơn 10 năm, nó đã trở thành tâm điểm của nhiều thảo luận, chính sách quan trọng như hiện nay. Bởi vì đằng sau mỗi chiếc xe ô-tô điện ngày nay không chỉ là vấn đề giao thông, mà còn là vấn đề năng lượng và môi trường. Các nước đã phát triển quan tâm thì còn dễ hiểu, còn các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi thì vì lý do gì mà cũng sốt sắng?

Cần nhiều nguồn lực để chống lưng

Tính đến cuối năm 2020, có khoảng 10 triệu chiếc xe ô-tô điện lăn bánh trên toàn thế giới[1], và số lượng đăng kí mới tăng 41% trong năm 2020. Người tiêu dùng khắp nơi đã chi 120 tỷ usd cho 3 triệu chiếc xe được tiêu thụ trong năm 2020 nhưng số lượng xe này chỉ chiếm 4,6% thị phần.

FDI NĂM 2022: TIẾP XU HƯỚNG CHẤT LẪN LƯỢNG

Kết thúc năm 2021, đầu nước ngoài (FDI) tại Việt Nam ghi nhận vốn thực hiện xấp xỉ 20 tỷ USD, không thay đổi nhiều so với năm 2020. Tuy nhiên số vốn đăng ký tăng 9,2%, từ 28,53 tỷ USD lên 31,15 tỷ USD. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy kinh tế thế giới đang dần hồi phục và Việt Nam vẫn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Với triển vọng kinh tế thế giới 2022 được dự báo tiếp tục tăng trưởng tuy có phần chậm lại so với năm 2021, nỗ lực của Chính phủ, và tầm nhìn địa chiến lược (geostrategic) của các tập đoàn đa quốc gia (MNEs) thì rất lạc quan ở FDI của Việt Nam trong năm 2022.


Những điểm sáng của FDI năm 2021

Trong năm 2021, vốn FDI thực hiện là 19,74 tỷ USD, từ tổng số vốn đăng lý là 31,15 tỷ USD. So với năm 2020, số vốn thực hiện chỉ giảm rất nhẹ là 1,21% nhưng số vốn đăng ký lại tăng 9,19%. Trong khi đó, số lượng dự án cấp mới dù giảm từ 2.523 dự án xuống còn 1.738 dự án nhưng giá trị đăng ký cấp mới tăng nhẹ từ 14,64 tỷ USD lên 15,24 tỷ USD, cho thấy giá trị trung bình của một dự án là tăng lên đáng kể trong năm 2021.

NỢ XẤU: ĐÚNG BỆNH THÌ MỚI ĐÚNG THUỐC

Trong buổi họp báo “Triển Khai Nhiệm Vụ Ngành Ngân Hàng Năm 2022” của Ngân hàng Nhà nước vừa qua, thông tin về tổng tỷ lệ nợ xấu lên đến 8,2% đã thu hút nhiều sự chú ý, làm mờ nhạt con số 12,68% ở tăng trưởng tín dụng. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, vấn đề nợ xấu được hầu hết các nền kinh tế đặc biệt quan tâm khi Covid-19 bùng phát và có những diễn biến xấu. Đến lúc này, việc xử lý nợ xấu của EU được đánh giá khá thành công. Nhưng những bài học của EU có thể áp dụng cho Việt Nam ?

Lướt qua bức tranh nợ xấu của Việt Nam

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG: CHÍNH SÁCH THẬT KHÓ, PHẢI ĐÂU CHUYỆN ĐÙA

Với biến thể mới của Covid-19 và nguy cơ lạm phát, một số Ngân hàng Trung ương (NHTW) lớn trên thế giới mới đây đã có những phản ứng quan trọng không đồng điệu với nhau. Trong khi Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) dự tính tăng lãi suất 3 đợt trong năm 2022, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tăng lập tức từ 0,1% lên 0,25% thì Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vẫn kiên định lập trường tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế. Điều này cho thấy các nền kinh tế lớn có những nhận định và ưu tiên khác nhau dựa trên trạng thái thực tế của chính mình, không bị chi phối nhiều bởi yếu tố bên ngoài.

TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2022 ?

Chàng-Ngốc-Già mến chia sẻ với các bạn 1 số sources phân tích triển vọng kinh tế thế giới 2022

KỊCH BẢN NÀO CHO GDP CỦA VIỆT NAM 2022 ?

Ngày 12-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là 6-6,5%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4%. Việc dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã và đang được nhiều đơn vị, tổ chức thực hiện với các cách thức tiếp cận khác nhau. Tuy vậy công chúng hầu như không thể tham khảo được khung mô hình cũng như dữ liệu được sử dụng trong các dự báo, đặc biệt là các dự báo có đề cập đến các kịch bản.

Mới đây, nhóm tác giả là TS. Lê Nguyễn Minh Phương, GS. Lê Văn Cường, và TS. Võ Đình Trí đã giới thiệu một nghiên cứu nhằm thử dự báo tăng trưởng của GDP Việt Nam trong năm 2022 với các kịch bản khác nhau.
 

VIỆC LÀM VÀ LẠM PHÁT: KHÔNG THỂ VUI LÒNG CẢ HAI

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 11 vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10-12 đã chính thức lên ngôi vô địch tại nước này trong vòng 39 năm qua khi tăng 6,8% trong vòng 12 tháng. Mặc dù đã có tiên liệu nhưng con số thực vẫn vượt hơn một số dự báo, và tình huống này đã đặt Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) vào một lựa chọn rất khó khăn: vừa tiếp tục ưu tiên việc làm nhưng phải vừa hạ nhiệt lạm phát.

ỔN ĐỊNH FED TRONG SỰ BẤT ĐỊNH

Ngày 22-11 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ đã bổ nhiệm ông Powell làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương (Fed) lần thứ hai liên tiếp cho nhiệm kỳ bắt đầu từ tháng 2-2022. Qua sự lựa chọn này, giới quan sát có thể thấy được ưu tiên lúc này của nền kinh tế có ảnh hưởng nhất thế giới là việc làm và phục hồi kinh tế. Tuy lạm phát chưa là một ưu tiên nhưng đây cũng chính là vấn đề gây đau đầu nhất cho Fed, và đặc biệt là cá nhân ông Powell.

BẤT AN TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là một kênh dẫn vốn quan trọng trên thị trường tài chính. Tuy vậy với tốc độ phát triển và chất lượng như hiện nay thì sự lo lắng của nhiều người là hoàn toàn có cơ sở. Nỗi lo từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp khắp thế giới, và đặc biệt là Trung Quốc là điều mà thị trường VN cần chú ý nhiều hơn.

TẦM NHÌN SAU COVID-19

Cùng với việc cố gắng kiểm soát dịch Covid-19 và hỗ trợ nền kinh tế, một số chính phủ đã thiết lập tầm nhìn cho mình từ những bài học được rút ra từ đợt khủng hoảng. Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại nhưng cũng là một cú hích để thế giới nhìn lại mình, để từ đó thay đổi. Tuy vậy, giai đoạn phục hồi và chuyển giao cũng nhiều thách thức không hề kém giai đoạn chống chọi trực tiếp với Covid-19.

CÂN NHẮC DÀI HẠN CỦA CÁC GÓI HỖ TRỢ !

Cũng như nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, Việt Nam đang tiếp tục tính toán các gói hỗ trợ cho giai đoạn phục hồi sau Covid-19. Các gói hỗ trợ nhanh chóng kịp thời, đúng đối tượng là rất cần thiết nhưng có một số quan ngại về dài hạn mà việc thiết kế các gói hỗ trợ này cũng phải cân nhắc đến. Thứ nhất là sự méo mó (distortions) của thị trường khi cạnh tranh không lành mạnh là hệ lụy của chương trình hỗ trợ. Thứ hai là lộ trình giảm dần tiến đến kết thúc chương trình hỗ trợ. Và cuối cùng là xem xét trong bối cảnh các thỏa thuận thương mại quốc tế, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Nhà nước doanh nghiệp tư nhân.

COP26: CANH BẠC LỚN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ?

Hội nghị thượng đỉnh COP26 vừa kết thúc ở Anh. Ấn tượng mạnh nhất với công chúng có lẽ không gì khác là con số 130 ngàn tỷ USD dự kiến sẽ đầu tư để đạt được mục tiêu cân bằng khí thải (net zero) vào năm 2050 cũng như một số mục tiêu ngắn hạn khác. Thông điệp từ các định chế tài chính lớn là chỉ băn khoăn ở việc chọn lựa dự án và giải ngân. Nhưng với một số tiền khổng lồ như vậy, nền kinh tế sẽ phải định hình lại ?

BÁNH MÌ TĂNG GIÁ

Mấy ngày gần đây ở tiệm bánh mì gần nhà, tôi nghe được một số khách hàng hỏi chị thu ngân rằng “khi nào thì bánh mì có giá mới ?”. Hơi ngạc nhiên và tò mò vì không chỉ có một người hỏi nên tôi thử tìm trên internet và biết rằng dân tình nước Pháp đang xôn xao vì sắp tới bánh mì baguette sẽ tăng khoảng 5-10 xu lên đến mốc 1€ một ổ, cao kỷ lục từ trước đến giờ.

CHỐNG GIAN LẬN THUẾ QUA XỔ SỐ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Bài này Chàng-Ngốc-Già viết năm 2017. hôm nay thấy báo chí nhắc nên share lại với những bạn chưa đọc !

###

Trong dự thảo mới đây của Bộ Tài chính về Luật quản lý thuế (sửa đối), một trong những nội dung quan trọng là việc thay đổi phương thức thực hiện thủ tục quản lý thuế từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Cùng với hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có thể quản lý thuế tốt hơn, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế doanh thu (thuế khoán) với một chương trình xổ số đi kèm.

CHI NGÂN SÁCH PHỤC HỒI KINH TẾ SAO CHO HIỆU QUẢ ?

Quy mô của các gói hỗ trợ kinh tế sắp tới được dự báo là lớn nhưng cho đến nay vẫn chưa biết là bao nhiêu. Tuy vậy, kinh nghiệm của một số nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn phục hồi cho thấy không chỉ liều lượng quan trọng mà chất lượng của từng chính sách cụ thể cũng quan trọng không kém. Bởi vì hiệu ứng số nhân (multiplier) của từng chính sách cụ thể là khác nhau và việc tái phân bổ lại nguồn lực có ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng.

@credit: vov.vn

CHÂU ÂU BỊ XÁO TRỘN VÌ NĂNG LƯỢNG

Ngày 26/10 vừa qua, các Bộ trưởng phụ trách năng lượng của EU đã nhóm họp bất thường ở Luxembourg để cùng tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng năng lượng, một mối nguy lớn đe dọa sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Và thêm một lần nữa, 27 nước châu Âu này lại không tìm được tiếng nói chung.

KHÚC CUA KHÓ CỦA CÁC NHTW

Ngày 12/10 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phát đi thông điệp cảnh báo kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phải đương đầu với rủi ro lạm phát. Tổ chức này kêu gọi các NHTW cần phải “rất, rất thận trọng” và sớm có các chính sách thắt chặt để ổn định giá cả. Nguyên nhân là từ đây đến cuối năm, lạm phát được dự báo sẽ tăng mạnh, giảm lại vào giữa năm 2022 và sau đó trở về giai đoạn trước khi đại dịch xảy ra.

THIẾU VIỆC LÀM HAY THIẾU LAO ĐỘNG ?

Vấn đề người lao động đang cố gắng rời khỏi Tp.HCM và một số tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ là nghiêm trọng hơn những gì chúng ta đang thấy và nghĩ. Khi phải về quê để tạm lánh thì cũng có nghĩa là họ đã cạn sức để trụ lại. Thu nhập không đủ trang trải chi phí cuộc sống và bị bức bí một thời gian dài do giãn cách là 2 lý do lớn nhất khiến người lao động đồng loạt muốn về quê. Nhưng nỗi lo lớn nhất là khi họ quay lại, việc làm có còn ?