Hiển thị các bài đăng có nhãn eco. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn eco. Hiển thị tất cả bài đăng

Bộ Lọc Để Khơi Thông Dòng Vốn

Thị trường chứng khoán và bất động sản của Việt Nam đang trải qua một giai đoạn khó khăn và căng thẳng vì dòng vốn bị tắc nghẽn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì hệ lụy sẽ là rất lớn cho nên phải khẩn trương tìm các giải pháp khơi thông. Nhưng khơi thông như thế nào? Có nên hỗ trợ ngành bất động sản bằng mọi giá?

Như diều gặp gió và khó khăn tạm thời

Chỉ số giá cổ phiếu của ngành quản lý và phát triển bất động sản (BĐS) từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022 đã tăng 150%. Giá cổ phiếu tăng nóng cùng với giá bất động sản tăng đã tạo nên các khoản lợi nhuận rất lớn cho nhiều doanh nghiệp và cổ đông trong năm 2021. Có những doanh nghiệp công bố lợi nhuận ròng của năm 2021 cả ngàn tỷ đồng, cá biệt có doanh nghiệp lên gần 40 ngàn tỷ đồng. Không những vậy, trước đó trong năm 2020 các doanh nghiệp này cũng đã đạt được mức lợi nhuận ròng mà rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mơ ước.

Sóng Gió từ Fed

Để chống lại lạm phát, một công cụ phổ biến mà các Ngân hàng Trung ương thường hay dùng là tăng lãi suất. Nhưng với một nền kinh tế có sức ảnh hưởng lớn như Hoa Kỳ thì việc tăng lãi suất liên tục từ tháng 3/2022 và dự kiến còn tăng tiếp cho đến năm sau đã khiến thị trường và nhiều nền kinh tế khác chao đảo. Áp lực về dòng vốn đầu tư rút đi, đồng nội tệ bị mất giá, lạm phát, tăng trưởng chậm lại, và chi phí vay nợ tăng là rất lớn đối với các nền kinh tế mới nổi.

Đưa các nền kinh tế khác vào thế khó

Trong quá khứ, nền kinh tế Hoa Kỳ đã chứng kiến những giai đoạn lãi suất tăng cao như 1977-1980, 2004-2007, 2015-2019 nhưng tăng dồn dập và mạnh trong một thời gian ngắn như giai đoạn hiện nay là một điều hiếm hoi. Kể từ tháng 3/2022, lãi suất điều hành Fed Funds Rate (Effective Rate) đã tăng từ chưa tới 0,08% lên đến 3,08%, nếu tính về số lần tăng thì thật là khủng khiếp.


Khi Lý Thuyết Không Là Màu Xám (Nobel Kinh tế 2022)

Giải Nobel kinh tế 2022 được trao cho Ben Bernanke, Douglas Diamond, và Philip Dybvig vì những đóng góp của họ trong lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính. Thật trùng hợp là lúc này thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn và có nhiều lo sợ hệ thống kinh tế sẽ bị khủng hoảng khi hệ thống ngân hàng bị đổ vỡ. Tuy vậy, khung lý thuyết đã được kiểm chứng qua hành động của các ngân hàng trung ương, của các chính phủ đã giúp rất nhiều người hiểu ra được vấn đề và từ đó an tâm hơn.

Từ khung lý thuyết đến kiểm chứng

Diamond- Dybvig đã phát triển một mô hình lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng, trong đó giải thích lý do cơ bản vì sao ngân hàng tồn tại và vì sao nó lại rất nhạy cảm với các tin đồn về khả năng bị phá sản. Và mô hình này đã trở thành nền tảng cho việc giám sát ngân hàng hiện đại trong các nền kinh tế.

Cổ phiếu Zombie

Việc hủy niêm yết bắt buộc một doanh nghiệp nào đó trên sàn chứng khoán được xem như là biện pháp thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Nhưng để đến giai đoạn hết thuốc chữa này thì là quá trễ, và do đó các nhà đầu tư cần hết sức quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo trước đó. Không những vậy, một số dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những doanh nghiệp zombie trên sàn.

Cảnh báo từ thị trường

Một điểm khác biệt quan trọng giữa các doanh nghiệp niêm yết và không niêm yết là việc minh bạch báo cáo tài chính và tuân thủ các quy định về công bố thông tin. Đây cũng là nguyên nhân có những doanh nghiệp sau một thời gian niêm yết, lại tự nguyện không muốn niêm yết nữa khi có một cổ đông lớn thâu tóm được doanh nghiệp và không có nhu cầu kêu gọi vốn đại chúng.

Nỗi buồn đồng EUR

Từ giữa năm 2021, đồng EUR bắt đầu mất giá so với đồng USD và mức trượt càng sâu khi chiến sự bắt đầu diễn ra ở Ukraine. Đồng EUR những ngày gần đây còn bị mất “parity” với đồng USD khiến cho những ai có liên quan đến đồng tiền chung này đều lo lắng.


Những lý do khiến đồng EUR lao dốc

HƯỚNG CẢI CÁCH NÀO CHO THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN?

Đứng ở góc độ ngân sách nhà nước, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một nguồn thu quan trọng của nhiều quốc gia. Theo sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội thì chính sách thuế này cũng thay đổi để hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và cân đối ngân sách của chính phủ. Cũng như nhiều nền kinh tế đang phát triển hay có thu nhập thấp khác, Việt Nam cũng đang đối mặt với yêu cầu khách quan là phải cải cách sớm và nhanh chính sách thuế TNCN. Và kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy việc cải cách phải cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau.

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG NỬA CUỐI NĂM 2022

Theo báo cáo mới đây của bộ phận nghiên cứu VCBS thì những yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu các ngân hàng:
  • Nhu cầu tín dụng tiếp tục duy trì, ước tính cả năm là 14-16%, gói hỗ trợ lãi suất 2% với dư nợ 2 triệu tỷ đồng có vai trò đáng kể.
  • NIM (Net Interest Margin) sẽ trông chờ vào bán lẻ và tài chính tiêu dùng
  • CASA (Current Account Savings Account) tăng chậm lại
  • Thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng tốt.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, dự báo chỉ khoảng 2,9-3% trong năm 2022 thì quý IV/2022 và 2023 sẽ khó cho Việt nam mình.

Hoặc là phân tán nỗi đau bớt cho 2022 (tăng trưởng chậm lại), hoặc chuyển sang 2023.

Kinh tế dù thế nào, thì bank VN cũng chỉ có 2 cửa: lời ít hay lời nhiều.

Suy thoái hay khủng hoảng, với nhiều bankers (là chủ nhà băng, không phải nhân viên) đó là cơ hội 1102.

Gửi các bạn báo cáo của VCBS, nguồn từ Wichart


và so sánh của VCB với các peers khác, nguồn Eikon

MUA SẮM CỦA BỆNH VIỆN CÔNG: CÂU CHUYỆN TỪ NƯỚC PHÁP

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế ở nhiều bệnh viện công đang diễn ra theo thông tin chính thức từ Bộ Y Tế là do nhiều nguyên nhân khác nhau , nhưng tựu chung lại thì gốc rễ vẫn là ở quy trình và các quy định hướng dẫn thực hiện, giám sát. Ở những nước phát triển và có chỉ số tham nhũng thấp thì việc quản lý mua sắm của các bệnh viện công cũng không hề đơn giản chút nào. Câu chuyện từ nước Pháp sau đây có thể là một tham khảo cho Việt Nam.


Chương trình PHARE của Bộ Y Tế Pháp

Chi phí mua sắm là khoản chi lớn thứ hai của hệ thống y tế Pháp sau tiền lương cho đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế. Với chi phí mua sắm trung bình khoảng 25 tỷ Euros/năm, 60% trong số này là các mua sắm liên quan đến y tế như thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Trong bối cảnh ngân sách dành cho y tế cũng hạn hẹp thì việc mua sắm có hiệu quả là rất cần thiết và quan trọng để có thể cải thiện nguồn chi lương.

Cuộc Đua Lãi Suất Giữa Các Ngân Hàng … Trung Ương

Dưới sức ép của lạm phát, nhiều Ngân Hàng Trung Ương trên thế giới đã phải tăng lãi suất và dường như thị trường đang chứng kiến một cuộc đua. Hiệu quả chống lạm phát của việc tăng lãi suất vẫn còn chưa rõ ràng nhưng đằng sau việc tăng lãi suất của một số nền kinh tế lớn là những thay đổi về tỷ giá, dòng vốn, và thương mại quốc tế.

Cuộc đua lãi suất

Quốc Gia

Ngày

Mức tăng (bps)

Thụy Sỹ

16/6

50

Anh

16/6

25

Mỹ

15/6

75

Úc

7/6

50

Canada

1/6

50

New Zealand

25/5

50

Nguồn: Reuters

Dám Nhìn Thẳng Vào Cổ Phần Hóa Và Thoái Vốn Nhà Nước

Tại Hội thảo được tổ chức ngày 17/5/2022 vừa qua ở Bộ Tài chính về cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều vấn đề lại được xới lên. Tuy vậy, các vấn đề hầu như chỉ tập trung ở phần ngọn mà chưa đặt trọng tâm vào những gốc rễ quan trọng. Các câu hỏi “tại sao” nên được đặt ra trước các câu hỏi “như thế nào”.

Tại sao phải cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước những doanh nghiệp có hiệu quả?

Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một chính sách quan trọng của Đảng và Chính phủ nhằm tối ưu hóa các nguồn lực kinh tế, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế, chính trị, và xã hội trong quá trình phát triển của đất nước.

Quá trình cổ phần hóa DNNN đã được đẩy mạnh trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020. Cùng với quá trình này là việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP.

CÓ ĐỦ MẠNH ĐỂ LẤY LẠI LÒNG TIN ?

Sau những ngày giảm giá sốc khiến chỉ số VN-Index rơi vào vùng thị trường con gấu (bear market) thì Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) đã có một số động thái như yêu cầu công bố trở lại thông tin giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán, điều chỉnh cách tính giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30, thực hiện giao dịch lô lẻ trong thời gian sắp tới. Cùng với đó là kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính đối với một số công ty chứng khoán, công ty kiểm toán. Trước đó, Chính phủ cũng đã gửi gắm thông điệp làm lành mạnh hóa thị trường, phát triển thị trường minh bạch và bền vững. Nhưng những điều này có trấn an được các nhà đầu tư cá nhân? Có đủ mạnh để giữ được niềm tin với thị trường?

Nuông chiều số ít

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có số tài khoản giao dịch gần như tuyệt đối thuộc về các tài khoản cá nhân. Tính đến cuối tháng 4/2022 thì số tài khoản cá nhân là 5,16 triệu tài khoản và chiếm đến 99,8% tổng số tài khoản giao dịch. Tuy vậy các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ luôn bị lép về trước các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán.

CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÃ MỒ HÔI VÌ FED

Với ưu tiên hàng đầu là ổn định giá cả ở thời điểm này, Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% mỗi lần trong 2 lần họp sắp tới. Nhưng khi nền kinh tế Mỹ phải chịu uống thuốc đắng thì các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi (emerging economies), cũng bị vã mồ hôi vì áp lực tăng lãi suất.

Đúng thuốc nhưng còn phải đúng liều, đúng thời điểm

Liều thuốc kinh điển mà các Ngân hàng Trung ương thường sử dụng để chống lại lạm phát là lãi suất. Nước Mỹ cũng đã có kinh nghiệm đau thương với lạm phát những năm 1970s và cái tên đi vào lịch sử là Paul Volcker, chủ tịch Fed lúc đó, đã dùng lãi suất với liều lượng mạnh để cắt cơn lạm phát 2 con số. Nhưng cái giá phải trả lúc đó là nền kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp lên trên 10%.

LUẬT TRÊN GIẤY

Cùng với những xử lý quyết liệt mới đây của các cơ quan quản lý Nhà nước trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chiều ngày 22/4 Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Với quyết tâm cao làm lành mạnh thị trường, bảo vệ nhà đầu tư chân chính, và nâng hạng thị trường từ cận biên (frontier) lên mới nổi (emerging), kết quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các hành động hiện đưa các quy định vào thực tế.

Luật trên giấy (law in book) và luật trên thực tế (law in action)

Trong việc việc giám sát, quản lý, và bảo vệ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường vốn nói chung, vấn đề mà rất nhiều nước đều gặp phải đó là hiệu quả của việc thực thi (enforcement) của các quy định pháp luật. Cụ thể ở đây là khoảng cách giữa những quy định trên giấy và thực tế áp dụng các quy định ấy.

THỊ TRƯỜNG GẤU VẢ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/5/2022, chỉ số VN-Index chính thức bước vào thị trường con gấu (bear market) khi giảm so với đỉnh gần nhất trên 20%. Với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường lúc chỉ số ở vùng 1500 điểm thì đây là một cú sốc khá lớn. Nhiều câu hỏi được đặt ra như thị trường có còn giảm nữa không? Có nên mua thêm hay cắt lỗ? Nếu mua hay giữ thì nên ưu tiên cổ phiếu của nhóm ngành nào?

Gấu vả không là chuyện hiếm

Thị trường chứng khoán thường gắn chặt với nền kinh tế nên tính chu kỳ cũng là một đặc tính của các chỉ số chứng khoán. Đó là chỉ số chứng khoán có lúc tăng trưởng mạnh, có lúc đi ngang xập xình, và có lúc cắm đầu đi xuống.

BÃO LẠM PHÁT CẤP MẤY?

Với tình hình chiến sự ở Ukraine này càng leo thang, giá cả của thị trường hàng hóa (commodity) đã tăng chóng mặt và chưa có dấu hiệu chững lại. Lạm phát đã là nỗi lo sợ của nhiều nền kinh tế trước khi chiến tranh xảy ra, và bây giờ thì tình hình ngày một xấu hơn. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam (YoY) tăng 1,68%. Tác động lan truyền giá dù có độ trễ nhưng CPI mục tiêu 4% là rất khó khả thi với bối cảnh hiện nay.

Thị trường hàng hóa thế giới nhảy dựng

Chỉ trong 1 tuần đầu tháng 3, giá của nhiều loại hàng hóa trên thế giới đã tăng vọt. Đầu tiên phải nhắc đến là nhóm năng lượng, với than đá với mức 75% và dầu thô là 32%. Nhóm hàng nông nghiệp cũng chạy theo với lúa mì tăng 35%, bắp tăng 12%, sữa, bơ và đường đều tăng khoảng 8%.

Nhóm nguyên liệu kim loại cũng tăng đáng kể với Palladium tăng 28%, Nickel tăng 20%, nhôm tăng 15%, và quặng sắt tăng 15%. Kim loại quý như vàng, bạc trong vòng 1 tháng đã tăng tương ứng 9% và 12%. Cá biệt Lithium tăng 29% trong 1 tháng và 600% trong vòng 1 năm qua.

NHỮNG HỆ LỤY CỦA CUỘC CHIẾN NGA-UKRAINE

Những ngày gần đây, ưu tiên của các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các mạng xã hội là tình hình chiến sự ở Ukraine. Những cảnh đổ nát điêu tàn, thương tâm thì trước mắt ai cũng thấy, nhưng những hệ lụy khác thì sao? Sức ảnh hưởng và hậu quả của cuộc chiến chắc hẳn trầm trọng hơn những gì mà nhiều người đang dự tính, vì nó hiện diện trong nhiều lĩnh vực quan trọng và không chỉ là chuyện của 2 quốc gia.

Chia rẽ sâu sắc về chính trị

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã có từ lâu, và lần xung đột lớn nhất gần đây là việc Nga chiếm Crimea vào năm 2014. Cũng như một số nước khác trong hệ thống Liên Bang Xô Viết trước đây, phần lớn người dân Ukraine muốn gia nhập EU và đi theo hướng phát triển kinh tế xã hội của phương Tây. Ukraine cũng muốn gia nhập NATO, và đây là điều tối kỵ đối với Nga. Bởi vì Nga không muốn ngay sát bên cạnh mình là một nước thành viên của NATO và có vị thế quan trọng như Ukraine.

BẤT ĐỘNG SẢN CÓ CHỐNG ĐƯỢC LẠM PHÁT ?

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao ở khắp nơi trên thế giới, một câu hỏi được nhiều người quan tâm là bất động sản có chống được lạm phát hay không và có nên đầu tư vào bất động sản vào lúc này? Dĩ nhiên là không có một câu trả lời chung cho tất cả nhưng những góc nhìn khác nhau về lạm phát và bất động sản sẽ giúp mỗi người có thông tin tốt hơn để ra quyết định.

Mối tương quan giữa lạm phát và bất động sản

Nếu nhìn thoáng qua thì có thể nói lạm phát và bất động sản dường như rất ít liên hệ với nhau, vì lạm phát tính trên một rổ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng và trong số đó có một phần nhỏ là vật liệu xây dựng. Trong khi đó giá của bất động sản thì phụ thuộc nhiều vào xu hướng nhân khẩu học, vào cung cầu của thị trường. Ví dụ như giá của bất động sản phụ thuộc vào vị trí, độ khan hiếm, triển vọng phát triển của nơi có bất động sản.

KHỦNG HOẢNG ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Việc Tổng thống Vladimir Putin vừa mới công nhận độc lập 02 vùng ly khai ở miền Đông Ukraine đã khiến tâm lý hoảng sợ trên các thị trường chứng khoán bùng phát. Vì tính chất quan trọng của sự kiện này như một bước ngoặt, có thể dẫn đến những hệ lụy lớn về kinh tế. Nếu như các nhà đầu tư tổ chức có chiến thuật riêng của mình thì các nhà đầu tư cá nhân nên hành động như thế nào?

Nhìn lại lịch sử khủng hoảng địa chính trị và thị trường chứng khoán

Trong một chia sẻ gần đây với Reuters, Trưởng Bộ phận Đầu tư của Glenview Trust Co. đã tổng kết từ 29 cuộc khủng hoảng địa chính trị từ sau Chiến tranh Thế giới lần II và thấy rằng trung bình sau 3 tháng, chỉ số chứng khoán lại phục hồi và cao hơn trước khi khủng hoảng xảy ra. Không những thế, 66% trong số này phục hồi chỉ sau một tháng.

Những sự kiện như chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, sự kiện 11/09 năm 2001, chiến tranh Iraq năm 2003 hay Nga chiếm Crimea (Ukraine) thì sau 1 tháng, chỉ số S&P 500 đã quay lại gần mức cũ hoặc vượt qua.

GIÁ DẦU TĂNG AI LỢI AI THIỆT?


Giá dầu trong vòng 1 năm qua đã tăng gần 50% và nhiều khả năng có thể tiếp tục tăng thêm trong ngắn hạn do chiến sự ở Ukraine. Giá dầu tăng thì sẽ có bên được hưởng lợi và bên bị thiệt, nhưng đây có phải là tình huống có tổng lợi ích bằng 0? Và khi giá dầu duy trì ở mức cao thì sẽ dẫn đến những chuyện gì khác?

Giá dầu ở tầm quốc gia

Tài nguyên năng lượng rất hay là nguyên nhân dẫn đến xung đột địa chính trị giữa các quốc gia với nhau, hoặc là nó được dùng như một công cụ đặt lên bàn đàm phán. Xung đột ở Trung Đông từ trước cho đến này và mới đây nhất là Ukraine là mình chứng rất rõ ràng cho chuyện này.

Khi có xung đột, giá dầu sẽ tăng vì nguồn cung bị giảm nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến động của giá dầu là do biến động của nguồn cung, nhu cầu, và một số yếu tố khác mà mô hình nghiên cứu chưa xác định được. Như một nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho thấy giá dầu tăng là do 60% đóng góp của yếu tố cung, yếu tố cầu đóng góp 30%.

Giá dầu trong 1 năm qua

HIỆU QUẢ CỦA GIẢM THUẾ GTGT 2% ?

Để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong đó có quy định giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống còn 8%. Với việc giảm 2% này, dự kiến thu ngân sách năm 2022 sẽ giảm khoảng 49,4 ngàn tỷ đồng. Tuy vậy, hiệu quả của chính sách này vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn.

Vì sao giảm thuế GTGT khi muốn phục hồi kinh tế?

Khi một nền kinh tế rơi vào khó khăn, để kích thích tiêu dùng của khu vực dân cư thì một trong các chính sách tài khóa ngắn hạn là giảm thuế GTGT. Sự hiệu nghiệm của “toa thuốc” này đã được chứng minh bằng việc không ít nền kinh tế đã áp dụng để đối phó với khủng hoảng Covid-19 như Đức, Ý, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, Trung Quốc v.v...