Hiển thị các bài đăng có nhãn dautu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dautu. Hiển thị tất cả bài đăng

Cổ phiếu Zombie

Việc hủy niêm yết bắt buộc một doanh nghiệp nào đó trên sàn chứng khoán được xem như là biện pháp thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Nhưng để đến giai đoạn hết thuốc chữa này thì là quá trễ, và do đó các nhà đầu tư cần hết sức quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo trước đó. Không những vậy, một số dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những doanh nghiệp zombie trên sàn.

Cảnh báo từ thị trường

Một điểm khác biệt quan trọng giữa các doanh nghiệp niêm yết và không niêm yết là việc minh bạch báo cáo tài chính và tuân thủ các quy định về công bố thông tin. Đây cũng là nguyên nhân có những doanh nghiệp sau một thời gian niêm yết, lại tự nguyện không muốn niêm yết nữa khi có một cổ đông lớn thâu tóm được doanh nghiệp và không có nhu cầu kêu gọi vốn đại chúng.

THỐNG KÊ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ, QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

 Theo dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán, lúc này (10-08-2022) thị trường Việt nam có:

  • 105 công ty chứng khoán trong đó 88 công ty ở trạng thái "hoạt động"; 72 công ty được cung cấp dịch vụ chứng khoán trực tuyến
  • 49 công ty quản lý quỹ trong đó 44 công ty ở trạng thái "hoạt động"
  • 74 quỹ đầu tư chứng khoán trong đó 61 ở trạng thái "đang hoạt động"
Danh sách chi tiết TẢI VỀ

CÓ ĐỦ MẠNH ĐỂ LẤY LẠI LÒNG TIN ?

Sau những ngày giảm giá sốc khiến chỉ số VN-Index rơi vào vùng thị trường con gấu (bear market) thì Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) đã có một số động thái như yêu cầu công bố trở lại thông tin giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán, điều chỉnh cách tính giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30, thực hiện giao dịch lô lẻ trong thời gian sắp tới. Cùng với đó là kế hoạch thanh tra của Bộ Tài chính đối với một số công ty chứng khoán, công ty kiểm toán. Trước đó, Chính phủ cũng đã gửi gắm thông điệp làm lành mạnh hóa thị trường, phát triển thị trường minh bạch và bền vững. Nhưng những điều này có trấn an được các nhà đầu tư cá nhân? Có đủ mạnh để giữ được niềm tin với thị trường?

Nuông chiều số ít

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có số tài khoản giao dịch gần như tuyệt đối thuộc về các tài khoản cá nhân. Tính đến cuối tháng 4/2022 thì số tài khoản cá nhân là 5,16 triệu tài khoản và chiếm đến 99,8% tổng số tài khoản giao dịch. Tuy vậy các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ luôn bị lép về trước các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là bộ phận tự doanh của các công ty chứng khoán.

THỊ TRƯỜNG GẤU VẢ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/5/2022, chỉ số VN-Index chính thức bước vào thị trường con gấu (bear market) khi giảm so với đỉnh gần nhất trên 20%. Với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường lúc chỉ số ở vùng 1500 điểm thì đây là một cú sốc khá lớn. Nhiều câu hỏi được đặt ra như thị trường có còn giảm nữa không? Có nên mua thêm hay cắt lỗ? Nếu mua hay giữ thì nên ưu tiên cổ phiếu của nhóm ngành nào?

Gấu vả không là chuyện hiếm

Thị trường chứng khoán thường gắn chặt với nền kinh tế nên tính chu kỳ cũng là một đặc tính của các chỉ số chứng khoán. Đó là chỉ số chứng khoán có lúc tăng trưởng mạnh, có lúc đi ngang xập xình, và có lúc cắm đầu đi xuống.

BẤT ĐỘNG SẢN CÓ CHỐNG ĐƯỢC LẠM PHÁT ?

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao ở khắp nơi trên thế giới, một câu hỏi được nhiều người quan tâm là bất động sản có chống được lạm phát hay không và có nên đầu tư vào bất động sản vào lúc này? Dĩ nhiên là không có một câu trả lời chung cho tất cả nhưng những góc nhìn khác nhau về lạm phát và bất động sản sẽ giúp mỗi người có thông tin tốt hơn để ra quyết định.

Mối tương quan giữa lạm phát và bất động sản

Nếu nhìn thoáng qua thì có thể nói lạm phát và bất động sản dường như rất ít liên hệ với nhau, vì lạm phát tính trên một rổ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng và trong số đó có một phần nhỏ là vật liệu xây dựng. Trong khi đó giá của bất động sản thì phụ thuộc nhiều vào xu hướng nhân khẩu học, vào cung cầu của thị trường. Ví dụ như giá của bất động sản phụ thuộc vào vị trí, độ khan hiếm, triển vọng phát triển của nơi có bất động sản.

KHỦNG HOẢNG ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Việc Tổng thống Vladimir Putin vừa mới công nhận độc lập 02 vùng ly khai ở miền Đông Ukraine đã khiến tâm lý hoảng sợ trên các thị trường chứng khoán bùng phát. Vì tính chất quan trọng của sự kiện này như một bước ngoặt, có thể dẫn đến những hệ lụy lớn về kinh tế. Nếu như các nhà đầu tư tổ chức có chiến thuật riêng của mình thì các nhà đầu tư cá nhân nên hành động như thế nào?

Nhìn lại lịch sử khủng hoảng địa chính trị và thị trường chứng khoán

Trong một chia sẻ gần đây với Reuters, Trưởng Bộ phận Đầu tư của Glenview Trust Co. đã tổng kết từ 29 cuộc khủng hoảng địa chính trị từ sau Chiến tranh Thế giới lần II và thấy rằng trung bình sau 3 tháng, chỉ số chứng khoán lại phục hồi và cao hơn trước khi khủng hoảng xảy ra. Không những thế, 66% trong số này phục hồi chỉ sau một tháng.

Những sự kiện như chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, sự kiện 11/09 năm 2001, chiến tranh Iraq năm 2003 hay Nga chiếm Crimea (Ukraine) thì sau 1 tháng, chỉ số S&P 500 đã quay lại gần mức cũ hoặc vượt qua.

NGÀNH NÀO ĐANG HÚT SỰ CHÚ Ý CỦA “SMART MONEY”?

Một năm mới của thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự bắt đầu sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch. Thời điểm các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 4/2021 và cả năm 2021 cũng là thời điểm các nhà đầu tư chuyên nghiệp cơ cấu lại danh mục của mình. Dòng tiền chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh từ những ngành, doanh nghiệp đã tăng vượt xa kỳ vọng sang những nơi tiềm năng và rủi ro ít hơn. Vậy ngành nào đang lọt vào mắt xanh của “smart money”?

Báo cáo chiến lược 2022 mới đây của công ty chứng khoán SSI và công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đều đánh giá cao ngành tiêu dùng, ngân hàng, và bất động sản công nghiệp. Cơ sở của các nhận định này là môi trường kinh tế thế giới, vĩ mô của Việt Nam trong năm 2022, và mức độ tăng giá cổ phiếu của các ngành trong thời gian qua.

Vĩ mô của thế giới và Việt Nam

Các phân tích và nhận định về tăng trưởng của kinh thế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn có quan hệ thương mại với Việt Nam có nhiều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi vì kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn gắn chặt với xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

VÀO TẦM NGẮM

Tối nay đọc 1 cái thread trên Twitter về Charlie Munger, lại dẫn tới mấy cái thư của Warren Buffett gửi cổ đông.

Có một yếu tố của W.B. cho rằng quan trọng với doanh nghiệp là chi phí vốn phải nhỏ hơn lợi nhuận trên vốn (cost of capital vs. returns on capital).

Mình thử lọc các doanh nghiệp của VN, thì thấy có 3 cái tên khá ổn. Check thêm với Wichart và Simplize thì cũng yên tâm.

Nhìn vào hình thì các bạn biết người ấy là ai rồi phải không ?

Mấy mã hàng không mình nhập đầu năm trong sắp đạt chỉ tiêu, vượt chỉ tiêu thêm 10% là có thể rotate qua mấy bạn này.

Đây chỉ là thông tin tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư, các bạn tìm hiểu thêm và tự quyết định nghen.


PS: bạn này đăng kí Wichart.vn dùng code <changngocgia> thì sẽ được giảm 10% +  10% nghen.

NĂM DẦN, CỔ PHIẾU “NÓNG’’ TRÊN LƯNG CỌP

Tính đến ngày 19-1-2022, chỉ số sàn HNX đã giảm 21% kể đỉnh của ngày 7-1-2022. Theo thông lệ của các thị trường chứng khoán thế giới, mức giảm này đã được coi là thị trường điều chỉnh (correction). Mặc dù HNX chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng mức vốn hóa của thị trường, nhưng cùng với nhiều cổ phiếu penny khác trên sàn HOSE đã làm mưa làm gió kể từ giữa năm 2020 thì nếu giảm nóng, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường, đặc biệt là nhà đầu tư mới.

Tăng một cách phi lý

Trong bối cảnh dịch Covid-19 mà chỉ số VN-Index đã tăng như năm 2020 và 2021 thì là một điều bất ngờ lớn. Nhưng khi nhìn lại và so với chỉ số HNX thì VN-Index trở nên thật mờ nhạt. Tính từ thời diểm cuối tháng 3-2020, HNX đã tăng gần 500% vào đầu năm 2022, cụ thể là đỉnh ở ngày 7-1.

Chỉ số VN-Index và HNX 3 năm gần nhất

nguồn: Wichart

HNX và Penny Stocks

Mặc dù rất quan ngại về HNX, khi nó đã gần như x5 từ đáy 3/2020, Chàng-Ngốc-Già vẫn thấy có những cổ phiếu có thể nhìn về lâu dài trong list 346 mã này.

Chàng-Ngốc-Già mến gửi các bạn 2 file còn thô, lấy theo template của Eikon.

file intrinsic value thì so 2 cột giá hiện tại và giá nội tại theo cách tính của Eikon

file earnings quality thì xem ranking về chất lượng earnings.

Tải files ở đây


TRỞ THÀNH Fn TRONG CHỨNG KHOÁN !

Năm 2021 vừa qua là một năm thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt biệt là số lượng nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường. Số liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết đến 31/12/2021 có 4,27 triệu tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, tăng 55,27% so với cùng thời điểm năm 2020, và tăng 83,26% so với năm 2019. Trong số những nhà đầu tư F0 của năm 2021, nhiều người có mức lợi nhuận trong mơ, nhưng cũng nhiều người trắng tay sau vài lần may mắn đầu tiên. Và cả hai trường hợp đều có hại cho thị trường chứng khoán về lâu dài. Vậy làm thế nào để F0 trở thành Fn và phát triển bền vững cùng thị trường?

Cái gì quá cũng có hại

Chỉ số VN-Index trong năm 2021 tăng 35,73%, cao hơn rất nhiều so với nhiều thị trường chứng khoán khác, kể cả SP500 của Mỹ. Nhưng không những vậy, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã x2, x3 tài khoản của mình với niềm vui sướng lâng lâng và tự hào rằng mình “giỏi“, đã đánh bại được thị trường. Có điều, lịch sử và kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán khắp nơi cho thấy đây thường là điểm bắt đầu nguy hiểm cho nhà đầu tư và cả thị trường.

BAO GIỜ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LÊN HẠNG ?

Kể từ tháng 9/2018, FTSE đã xếp Việt Nam vào danh sách cân nhắc (watching list) để vào nhóm Thị trường mới nổi hạng hai (Secondary Emerging Market) và cho đến nay vẫn chưa có thay đổi gì. Dự kiến tháng 3/2022 sắp tới đây sẽ có một đánh giá giữa kỳ (Interim Review) cho việc thay đổi xếp hạng. Nếu được lên hạng thì có lợi gì và ai sẽ có lợi? Và quyết tâm để Việt nam được xếp vào nhóm thị trường mới nổi có đủ mạnh?

Chuyện xếp hạng các thị trường chứng khoán

BẪY BƠM-XẢ (PUMP-AND-DUMP) TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán là nơi có tiềm ẩn rất nhiều gian lận như số liệu báo cáo của công ty niêm yết, thao túng thị trường qua lệnh mua/bán giả, giao dịch nội gián (insider trading), và … làm giá cổ phiếu. Đây là một gian lận đã có từ lâu, nhưng cho đến nay chiêu thức này vẫn còn được sử dụng và vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.

Pump-and-Dump là gì ?

Một cách dễ hình dung, pump-and-dum (aka. làm giá) là việc bơm thổi giá một cổ phiếu vượt hơn rất nhiều giá trị thực của nó, lôi kéo nhiều nhà đầu tư mua. Đến một thời điểm nào đó, người tổ chức games sẽ bán phần lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của mình để thu lợi. Sau đó, khi các nhà đầu tư phát hiện ra thì đã muộn, những người mua sau là những người gánh thiệt hại nhiều nhất.

credit: Vietcetera

XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TỪ TIỀN LẺ

Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đang có một xu hướng là giới trẻ sử dụng ngày càng nhiều các ứng dụng dịch vụ tài chính trên điện thoại thông minh. Bên cạnh dịch vụ thanh toán thì đầu tư với số tiền lẻ hay một khoản để dành nhỏ đang thu hút mạnh những người thích công nghệ, quan tâm đến tài chính trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp và nhận thức của giới trẻ về đầu tư ngày càng tăng.

Nhiều hình thức đầu tư từ tiền lẻ

Có không ít người nghĩ rằng muốn đầu tư thì phải có một số vốn lớn nhất định và phải am hiểu thị trường tài chính nhưng với sự đa dạng và linh động của nhiều loại quỹ đầu tư hiện nay, việc đầu tư dường như không còn trở ngại gì nữa.
credit: Vietcetera 

TÍCH CÓP: ĐƯỜNG ĐẾN ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Để gia tăng tài sản ròng của một người hay hộ gia đình, không có cách nào tốt hơn là đầu tư. Nhưng thực tế từ trước đến nay cho thấy kỳ vọng kiếm tiền nhanh phần lớn là sai lầm, và thay vào đó đầu tư dài hạn là cách đã giúp rất nhiều người thực hiện được mục tiêu tài chính của mình.

Lợi thế của dài hạn

Lý do quan trọng đầu tiên đó là rất khó dự đoán được điểm rơi của thị trường (timing). Ngay cả những người giao dịch thường xuyên (trader) lão luyện chuyên nghiệp cũng không thể hy vọng số lần đúng của mình là trên 50%. Bởi vì đối với những người này tỷ lệ thắng không quan trọng bằng mỗi lần thắng thì thắng bao nhiêu, được đo lường qua tỷ số lợi nhuận-rủi ro (reward-risk ratio). Lấy ví dụ như theo tính toán trong một giao dịch, trường hợp thua lỗ là bị mất 2 nhưng nếu thắng thì được 10, tính ra tỷ số lợi nhuận-rủi ro là 10/2=5.

credit: Vietcetera

ĐÒN CÂN TÂM LÝ NGẮN HẠN CỦA THỊ TRƯỜNG

Hai tuần cuối tháng 11, đầu tháng 12/2021 là một giai đoạn thử thách lớn về mặt tâm lý đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là với những ai đầu tư vào cổ phiếu công nghệ và tiền mã hóa. Đã có rất nhiều ghi nhận về tính mùa vụ (seasonality) của thị trường chứng khoán, đặc biệt là giai đoạn cuối năm như ‘’Halloween Effect’’[1] và ’’Santa Claus Rally’’[2]. Và nếu điều này là đúng cho năm 2021 thì những đợt rung lắc vừa qua là để loại bỏ những nhà đầu tư ngắn hạn và tâm lý chưa vững vàng.

VÌ SAO CRYPTO LÀ MỘT KÊNH ĐẦU TƯ CỦA GIỚI TRẺ ?

Giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa (cryptocurrency aka. crypto) hiện nay là 2,63 ngàn tỷ USD, và trong vòng 24h có khoảng 150 tỷ USD được giao dịch. Những con số này cùng với việc Bitcoin ETF lần đầu tiên xuất hiện (BITO), trước đó là cổ phiếu của sàn giao dịch Coinbase được niêm yết và một số quỹ hưu trí bắt đầu đưa Bitcoin vào danh mục đầu tư cho thấy crypto đã thực sự trở thành một lớp tài sản đáng kể. Nhưng vì sao giới trẻ chọn crypto và crypto nên là một phần trong tài sản đầu tư ?

CỔ PHIẾU NÀO CHO 2022 ?

 Chàng-Ngốc-Già tối hôm qua ngồi lọc thử theo các tiêu chí PEG và ROE, rồi bổ sung các cột chỉ tiêu chủ yếu tăng trưởng, và xếp hạng.

Trong 37 mã này, chọn lại được 10-15 là ổn. Lưu ý dữ liệu là ước tính dựa trên dữ liệu quá khứ và mô hình của TR.

vì việc chọn cổ phiếu không chỉ là dựa vào các chỉ số tài chính, mà còn là business, ban lãnh đạo, thị phần ...

link tải file

Cùng theo dõi thử xem nhé, Chàng-Ngốc-Già sẽ tạo 1 portfolio từ list này cho 2022 !

Good luck !

CHỨNG KHOÁN TĂNG MẠNH MÀ LO

Trong tháng 11/2020, khối lượng giao dịch của VNIndex tăng đột biến, trung bình mỗi ngày tổng khối lượng giao dịch là 1 tỷ cổ phiếu, cá biệt có ngày lên đến hơn 1,5 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch tăng, giá cổ phiếu tăng đã tạo những ngày kỷ lục về giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam: vượt mốc 2 tỷ USD/ngày, cá biệt có ngày gần 2,5 tỷ USD. Nhưng khi số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng quá nhanh và nhiều doanh nghiệp phi tài chính lấy đầu tư chứng khoán làm lợi nhuận kinh doanh thì thị trường không thể không bật chế độ cảnh giác cao.