Hiển thị các bài đăng có nhãn 101. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 101. Hiển thị tất cả bài đăng

Ổn Định Bộ Khung, Ổn Định Hệ Thống

Ngày 15-10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng SCB để xử lý khủng hoảng ở ngân hàng này. Nhưng hơn hết, đây là giải pháp kịp thời để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống cũng như quyền lợi của người dân và doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng.

Nhìn sự an toàn, ổn định như nhìn rừng chứ không phải cây

Ngân hàng là một ngành hết sức đặc thù và quan trọng trong nền kinh tế thông qua vai trò trung gian của mình. Nhưng cũng vì vậy mà nó rất nhạy cảm với các tin đồn và đối mặt với rủi ro người gửi tiền rút tiền đồng loạt (bank-run). Trong trường hợp bank-run xảy ra ở một ngân hàng, nó không chỉ gây nguy hiểm cho chính ngân hàng đó mà còn lây nhiễm qua những ngân hàng khác và cả hệ thống. Là bởi vì giữa các ngân hàng thường có mối quan hệ kinh doanh với nhau, và tâm lý lo sợ hoảng loạn của người gửi tiền thậm chí có thể khiến họ rút tiền từ những ngân hàng không có vấn đề gì.

Khi Lý Thuyết Không Là Màu Xám (Nobel Kinh tế 2022)

Giải Nobel kinh tế 2022 được trao cho Ben Bernanke, Douglas Diamond, và Philip Dybvig vì những đóng góp của họ trong lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính. Thật trùng hợp là lúc này thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn và có nhiều lo sợ hệ thống kinh tế sẽ bị khủng hoảng khi hệ thống ngân hàng bị đổ vỡ. Tuy vậy, khung lý thuyết đã được kiểm chứng qua hành động của các ngân hàng trung ương, của các chính phủ đã giúp rất nhiều người hiểu ra được vấn đề và từ đó an tâm hơn.

Từ khung lý thuyết đến kiểm chứng

Diamond- Dybvig đã phát triển một mô hình lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng, trong đó giải thích lý do cơ bản vì sao ngân hàng tồn tại và vì sao nó lại rất nhạy cảm với các tin đồn về khả năng bị phá sản. Và mô hình này đã trở thành nền tảng cho việc giám sát ngân hàng hiện đại trong các nền kinh tế.

Đầu Tư Dựa Hơi vào ETF

Bạn mới chập chững vào đầu tư chứng khoán, câu hỏi đầu tiên chắc hẳn là “mua mã nào ta?”. Hỏi những người xung quanh, nếu may mắn gặp những người có kinh nghiệm và tốt bụng, họ sẽ nói ngay “cứ ETF mà chiến”. Vậy ETF là gì, và có thể khai thác gì từ ETF ?
Chàng-Ngốc-Già

Một Số Chỉ số Cơ bản để Lọc Cổ phiếu

Hôm rồi FiinTrade tổ chức cái Minigame bên VWA, lọc cổ phiếu dựa trên một số chỉ số cơ bản. Chàng-Ngốc-Già giải thích cho các bạn chưa nắm được và gửi các bạn list 118 công ty toàn cầu có có ROE >20%, P/B <1; Debt/Equity < 0,6 (60%), để các bạn tham khảo thêm. Link ở cuối bài.
Chàng-Ngốc-Già

Hóng Cổ Phiếu

Với nhiều người đầu tư cổ phiếu, đơn giản nhất là mua một ETF (Exchange-Traded Fund) có độ bao phủ một chỉ số chứng khoán, một ngành nghề, hay một nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn nhất định (big-mid-small) nào đó với mức phí thấp. Rồi cũng có những người chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội mua bán để kiếm lời. Để làm được như vậy, họ phải dành ra nhiều thời gian và công sức cho việc sàng lọc, tính toán các tiêu chí. Và trên thị trường, cũng có những người mua bán theo “phím hàng” từ người khác. Có điều, cách vận dụng khác nhau dẫn đến kết quả rất khác xa nhau.
Chàng-Ngốc-Già
credit: Vietcetera

Đầu Tư Chứng Khoán: Style nào cho lứa tuổi 20s ?

Với thế hệ tuổi 20-30, những bạn này đã đi làm và bắt đầu có tích lũy nên chứng khoán là một kênh đầu tư không thể bỏ qua. Tuy nhiên trong trường hợp vốn và kinh nghiệm còn ít thì chiến lược đầu tư như thế nào để tránh bị sập ổ gà, hay thậm chí ổ voi ?
Chàng-Ngốc-Già

Đầu Tư Cổ Phiếu_phần 3

Tiếp nối phần 2 về “đi chợ” cổ phiếu, phần này sẽ nói về chuyện mua bán cổ phiếu.

Trước hết là phải có một tài khoản, nó như là một cái kho để mình nhập hàng, trữ hàng, xuất hàng vậy đó. Nói vậy thì nhiều bạn có thể hình dung ra được là một người có thể có vài cái tài khoản khác nhau.
  • Tài khoản chính, để giữ những khoản đầu tư dài hạn, quan trọng
  • Tài khoản để mua bán ngắn hạn. Mà trong tài khoản ngắn hạn này còn có nhiều dạng khác nhau nữa: platform Neo, dạng các apps trên điện thoại, free phí giao dịch, có loại dùng riêng cho chứng khoán, có loại dùng riêng cho cryptocurrencies.
Mỗi broker có một lợi thế, nên mở tài khoản ở một vài broker để tập hợp các ưu điểm. Cái này thì không khuyên với người amater, không mua bán thường xuyên.

Chàng-Ngốc-Già

Đầu Tư Cổ Phiếu_phần 2

phần trước, Chàng-Ngốc-Già đã giới thiệu về hai cách lợi nhuận được tạo ra từ cổ phiếu (cổ tức và chênh lệch giá mua bán), và các loại cổ phiếu khác nhau.

Bây giờ mình chuyển sang “đi chợ” cổ phiếu như thế nào, “tự trả giá” ra sao, và cách thức mua bán nghen.
Chàng-Ngốc-Già

Đầu Tư Cổ Phiếu_phần 1

Cổ phiếu là một hình thức đầu tư, mà nhà đầu tư trở thành một trong số những “người chủ” của công ty. Vậy cho nên đầu tư vào cổ phiếu là nổi trôi theo thăng trầm của của công ty :).

cng

Đối Diện với Rủi Ro Đầu Tư

Trong đầu tư, hầu hết những người có lời là người biết tính rủi ro TRƯỚC khi tính lợi nhuận.

Mà đã gọi là đầu tư, thì luôn luôn có rủi ro, vì bất kì tài sản nào cũng có thể giảm giá trong tương lai. Ngay như chứng chỉ tiền gửi, hay trái phiếu chính phủ cũng có rủi ro, chẳng hạn khi lạm phát tăng.

Chàng-Ngốc-Già

Đa dạng Danh mục Đầu tư

Phân bổ Tài sản là cách mà nhà đầu tư quản lý rủi ro hệ thống (systematic risk, khác với systemic risk) khi có khủng hoảng kinh tế vì các lớp tài sản phản ứng khác nhau. Như gần đây là khủng hoảng 2007-2009, bất động sản, cổ phiếu te tua nhưng vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ thì lại vượt bão ngon lành.

Chàng-Ngốc-Già

Phân Bổ Tài Sản

Chắc các bạn đã từng nghe “không bỏ trứng vào một giỏ” rồi phải không ? cái này là khẩu quyết trong môn phái đầu tư ! Nghĩa là đa dạng hóa danh mục, danh mục gồm nhiều loại tài sản để giảm thiểu rủi ro.

Nhưng làm sao biết chọn cái nào ? Mỗi cái bao nhiêu ? Vậy thì mình đi từng bước nghen.
Chàng-Ngốc-Già
nguồn: Vanguard

Đánh Giá Hiệu Quả Đầu Tư

Trong nhiều ngành, có một nguyên tắc như thế này “cái gì bạn không đo lường được, bạn không quản lý được”. Thì trong đầu tư cũng vậy.

Bỏ tiền ra đầu tư, sau một thời gian thì phải đo được hiệu quả của khoản đầu tư (lỗ/lời). Rồi trong danh mục, cái nào ngon cái nào dở để rồi sắp xếp lại đội hình

Ngặt cái là trong tài chính, có nhiều cách đo hiệu quả, và hiệu quả trong từng loại hình đầu tư là khác nhau.
Chàng-Ngốc-Già

Săn “short sale”

Mọi người quan tâm đến thị trường Chứng khoán chắc không thể không biết đến chuyện GameStop (NYSE: GME) phải không ? Mới đây là AMC Entertainment (NYSE: AMC) nữa.

Vậy quanh chuyện “short sale” là gì ? Đầu đuôi ra sau Ngốc kể khúc Giữa trước.
Chàng-Ngốc-Già 

Đầu Tư vào ETF ?

Khi nói đến đầu tư Chứng khoán, chắc hầu hết đều nghĩ đến Cổ phiếu. Mà cũng đúng thôi, vì có cái “chợ” được gọi là sàn Mua Bán chứng khoán (stock exchanges) mà 😊.

Nhưng thiệt ra, chứng khoán (securites) đâu chỉ có cổ phiếu (stock), trong gia đình còn có trái phiếu (bond), chứng chỉ quỹ, phái sinh (derivaties), và các sản phẩm đầu tư gộp (pooled investment products). Có một cách phân loại khác nữa, là chia theo công cụ nợ (debt), cổ phần (equity), và phái sinh. Mà lan man quá, quay về chuyện chính đây.
Chàng-Ngốc-Già