Tài sản số không chỉ là tiền mã hóa
Khi nói đến tài sản số, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tiền mã hóa như BTC, ETH, và nhiều đồng tiền khác được gọi chung là coins. Nhưng tiền mã hóa chỉ là một phần trong hệ sinh thái tài sản số. Bởi vì còn có các tokens được dùng như các hệ điều hành, các ứng dụng phi tập trung (DApps), các stablecoins gắn với tiền giấy (fiat currencies), tiền số của Ngân hàng trung ương (CBDCs), và NFTs (non-fungible tokens).
Chỉ riêng về tiền mã hóa, dưới góc nhìn của tài chính thì đây là một thị trường có đủ các yếu tố để phát triển mạnh. Xuất phát từ các loại token được dùng như phương tiện thanh toán (payment), quyền sử dụng (utility) hay có những thuộc tính như chứng khoán (security) vì có thể cho vay, có sản phẩm phái sinh thì sẽ có các sàn giao dịch.
Kéo theo đó sẽ là các bên cung cấp thanh khoản, dịch vụ lưu ký (custody), môi giới, và có thể có luôn việc chứng khoán hóa và sản phẩm cấu trúc (securitization and structuring). Các bên tham gia thị trường đến từ các nhà đầu tư cá nhân, các nhà giao dịch chuyên nghiệp và tạo lập thị trường, những cá nhân giàu có (HNWI), các loại quỹ đầu tư, và các nhà đầu tư tổ chức lớn.
Nền kinh tế token (token economy) có tiềm năng vô cùng lớn với các ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contracts) trong các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, logisctics v.v… Tài chính phi tập trung (DeFi) là một hệ sinh thái cho phép người dùng các sản phẩm và dịch vụ tài chính như cho vay, bảo hiểm, giao dịch thông qua các Dapps trên một điện thoại một cách tiện lợi và dễ dàng.
Trong khi đó NFTs thay đổi cách mà các nhà sáng tạo nội dung kết nối với các fans của mình. Một nghệ sĩ nhận được thù lao qua NFT và người mua NFT có những giá trị được tích hợp thông qua token. Ví dụ như nghệ sĩ Piano người Pháp Sofiane Pamart đã rất thành công trong việc phát hành NFT, và rất nhiều hãng thời trang nổi tiếng đã gia nhập thế giới NFTs.
Rủi ro về mặt pháp lý
Có nhận định cho rằng thị trường tài sản số, và đặc biệt là thị trường coins hiện nay như miền Viễn Tây của Hoa Kỳ thời kỳ mới khám phá và khai thác vàng vì thiếu cơ sở pháp lý để giám sát. Rất nhiều quốc gia trên thế giới còn rất dè dặt với tiền mã hóa, hoặc cấm hẳn hoặc cho phép trong những giới hạn nhất định.
Vấn đề quan ngại của các chính phủ là rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua mạng lưới giao dịch tài sản số. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây không phải là lý do chính vì việc phòng chống tội phạm có tổ chức vẫn đang thực hiện từ trước đến giờ, các công cụ và phương tiện phòng chống ngày càng hiện đại và hiệu quả. Lý do chính là nếu để cho thị trường tài sản số phát triển quá nhanh thì sự thích ứng của thị trường tài chính truyền thống là không kịp.
Ở những nơi chưa có hệ thống pháp lý bảo vệ thì nhà đầu tư dù cá nhân hay tổ chức đều phải hết sức thận trọng. Nhà đầu tư cá nhân có thể bị lừa đảo trên các sàn giao dịch, các giao dịch giữa cá nhân với cá nhân, và nhà đầu tư tổ chức cũng có thể bị những người sáng lập dự án lừa gạt. Ngay cả một quỹ đầu tư mạo hiểm cũng có thể bị lừa khi bên dự án không chuyển token hoặc đánh sập dự án.
Để không bị lỡ cơ hội
Đối với nhà đầu tư trên thị trường tài sản số, rủi ro là chi phí kiểm tra độ tin cậy (due diligence) là rất lớn, cũng như độ biến động của giá tài sản. Có những dự án, ngay từ ban đầu ý định của những người sáng lập là tạo ra, thu hút cộng đồng rồi sau đó bơm xả, như rất nhiều trường hợp đã xảy ra. Cũng có những dự án, những người sáng lập và cộng sự rất tâm huyết, đầu tư nhiều thời gian và tiền của nhưng sau một thời gian thì dự án không còn hiệu quả như mong đợi.
Chính vì vậy, một lời khuyên từ những nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường tài sản số thường thấy là nên đa dạng hóa danh mục, nghĩa là phải dàn trải khoản đầu tư trên nhiều dự án khác nhau.
Thị trường tài sản số tiềm năng và rất nhiều người tin rằng quá trình đưa vào các khuôn khổ pháp lý (regulation) sẽ dần dần được hoàn thiện, ở mỗi nền kinh tế sẽ có tốc độ khác nhau. Vì vậy đối các chính phủ, không nên rơi vào tình trạng cực đoan là cấm hoàn toàn hay thả lỏng hoàn toàn.
Một số nước đã phân loại và có cơ chế phù hợp với từng loại tài sản số khác nhau, ví dụ như xem nó có thuộc tính chứng khoán hay không, hay chỉ là phương tiện thanh toán hay phương tiện đại diện cho quyền sử dụng.
Quá trình phát triển của thị trường tài sản số còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự chấp nhận của xã hội, sự phát triển của công nghệ của blockchain, như phát triển các nền tảng (layer), hạ tầng thiết bị. Tuy vậy xu hướng phát triển của thị trường tài sản số là không thể cưỡng lại được.
Quá trình phát triển của thị trường tài sản số còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự chấp nhận của xã hội, sự phát triển của công nghệ của blockchain, như phát triển các nền tảng (layer), hạ tầng thiết bị. Tuy vậy xu hướng phát triển của thị trường tài sản số là không thể cưỡng lại được.
Rủi ro cho những ai tham gia sớm là lớn hơn, nhưng nếu thành công thì thành quả cũng sẽ rất là lớn. Và vì vậy, để không bị bỏ lỡ cơ hội thì cũng cần một chút mạo hiểm, và dĩ nhiên là mạo hiểm dựa trên những căn cứ xác đáng và thuyết phục được mình.
Em cảm ơn anh Trí vì bài viết hay ạ! Anh có thể viết về chu kỳ kinh tế được không ạ?
Trả lờiXóacó 1 clip bên youtube rồi đó em.
XóaCho em hỏi "cần xem xét tài sản số có thuộc tính chứng khoán " là sao ạ
Trả lờiXóalà như cổ phiếu/trái phiếu: tạo ETF, dùng làm tài sản cơ sở để tạo phái sinh ....
Xóaa ơi cuốn the changing world order anh có dịch k ạ
Trả lờiXóa